Trưng bày

Phòng trưng bày Bình Định - Kon Tum



Tỉnh Bình Định cách thành phố Đà Nẵng khoảng 300 km về phía nam. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng địa bàn tỉnh Bình Định ngày nay từng là một trung tâm quan trọng của vương quốc Champa, được nhắc đến trong một số văn bia với tên gọi Vijaya.

Tại Bình Định có những ngôi tháp Chăm còn đứng vững cho đến ngày nay, gồm các nhóm tháp Cánh Tiên, Thủ Thiện, Dương Long, Bình Lâm, Hưng Thạnh. Ngoài ra tại Bình Định còn có nhiều phế tích Chăm, trong đó phế tích Tháp Mẫm đã được khai quật vào các năm 1934 và 2011, phát hiện nhiều tượng thần và tượng vật linh kích thước lớn.

Bên cạnh gian trưng bày dành riêng cho bộ sưu tập Tháp Mẫm, các hiện vật từ các di tích khác thuộc tỉnh Bình Định được trưng bày chung trong gian trưng bày Bình Định – Kon Tum. Hầu hết các hiện vật sưu tầm từ Bình Định đều có niên đại từ thế kỷ XII về sau. Hiện vật từ địa bàn Kon Tum (BTC 167 – 3.16) có niên đại muộn nhất trong bộ sưu tập điêu khắc đá của Bảo tàng Chăm (thế kỷ XIV - XV).