Danh mục này là kết quả của dự án hợp tác giữa Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, Việt Nam và Học viện Lịch sử Nghệ thuật, Bảo tồn và Khoa học Bảo tàng, trực thuộc Bảo tàng Quốc gia Ấn Độ.
Năm mươi ba tác phẩm điêu khắc từ bộ sưu tập của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đã được nghiên cứu chi tiết, đối sánh với các tác phẩm điêu khắc Ấn Độ nhằm lần lại lịch sử mối quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam trong lĩnh vực nghệ thuật, qua đó hiểu rõ hơn về truyền thống chung của hai nước.
Sự nối kết giữa nghệ thuật Ấn Độ và nghệ thuật Chăm được minh chứng rõ ràng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu phát triển của nghệ thuật Chăm đã cho thấy mức độ ảnh hưởng với các nền nghệ thuật truyền thống trên khắp tiểu lục địa Ấn Độ.
Danh mục này cũng nêu bật những hiểu biết sâu sắc về các Śilpaśāstra mà các nhà điêu khắc Chăm thể hiện trên những tác phẩm, với việc thường tuân thủ các chỉ dẫn về tiếu tượng được nêu ra trong các bản văn cổ.
Các nhà điêu khắc Chăm cũng đưa ra những cách diễn giải được bản địa hóa về các kinh điển Ấn Độ, phát triển thành các hình tượng độc đáo của riêng họ. Chính quá trình ảnh hưởng và lan tỏa cảm hứng dọc theo các chuyến du hành giữa Ấn Độ và Việt Nam, đi qua các quốc gia Đông Nam Á khác như Campuchia, Indonesia, v.v., đan kết toàn bộ khu vực Nam và Đông Nam Á thành một mạng lưới khắng khít với nhau.
***
This catalogue is the result of a collaborative project between Đà Nẵng Museum of Cham Sculptures, Việt Nam and National Museum Institute of History of Art, Conservation and Museology, New Delhi.
Fifty-three sculptures from the collection of the Đà Nẵng Museum have been studied in detail along with Indian sculptures to trace the historic relations between India and Việt Nam in the domain of art for a better understanding of the shared traditions of the two countries.
The synergies between Indian and Cham art is evident particularly in its early phase of development when Cham art shows interface with artistic traditions across the Indian subcontinent.
This catalogue also highlights the deep understanding of the Śilpaśāstra that the Cham sculptors possessed as these sculptures often follow iconographic injunctions given in ancient texts.
The Cham sculptors also brought forward the indigenous interpretation of Indian canons and developed their own unique iconography. Influence and inspirations that voyaged between India and Việt Nam travelled through other Southeast Asian countries like Cambodia, Indonesia etc.., binding together the entire region of South and Southeast Asia in a close-knit fabric.
Xem thêm Mục lục sách tại:
https://bit.ly/ChamSculpturesfromVietNamandTheirInterfacewithIndianArt-2021
***
Tìm hiểu thêm về tài liệu, vui lòng liên hệ:
Phòng Giáo dục và Truyền thông, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng
SĐT: (+84) 0236 3572 935
Email: gdtt-baotangcham@danang.gov.vn | lib.museumofchamsculpture@gmail.com