BẢO TÀNG SINH THÁI DẠNG THỨC BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

Ngày đăng: 18/05/2023
Tác giả: TS. Nguyễn Thị Thu Trang / Nhà xuất bản: Khoa học Xã hội / Năm xuất bản: 2021 / Ngôn ngữ: Việt / Số trang: 207 trang / Khổ: 16 x 24 cm / ISBN: 978-604-308-542-6

“…Như chúng ta đã biết, di sản văn hóa phi vật thể có 3 bộ phận cấu thành quan trọng: Không gian văn hóa (môi trường tự nhiên và xã hội) nơi di sản văn hóa phi vật thể được sáng tạo, thực hành, lưu giữ và trao truyền; Chủ thể sáng tạo văn hóa là các cộng đồng cư dân địa phương – những người có vai trò quyết định đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; Các đồ tạo tác đóng vai trò là công cụ và phương tiện giúp các nghệ nhân thực hành, trình diễn, biểu đạt các giá trị văn hóa. Ngoài ra, di sản văn hóa phi vật thể luôn được coi là tài sản quý giá của các quốc gia dân tộc vì nó được biểu hiện chủ yếu qua nhận thức và hành động (thực hành) của các cá nhân, cộng đồng và gắn bó mật thiết với các hoạt động xã hội của cộng đồng cư dân địa phương. Trong di sản văn hóa phi vật thể hàm chứa “ký ức” dân tộc - “trí tuệ”/ kiến thức của cộng đồng.

Bước sang thế kỷ XXI, cùng với những tiến bộ vượt bậc của khoa học – kỹ thuật, loài người đã sáng tạo ra công cụ mới là nền tảng công nghệ số với các kho dữ liệu lớn để lưu giữ lâu dài cũng như mở rộng khả năng tiếp cận các giá trị di sản văn hóa cho đông đảo các tầng lớp cư dân trong xã hội. Tuy nhiên, vẫn không gì có thể thay thế con người và cộng đồng với tư cách là chủ thể sáng tạo, bảo tồn, thực hành và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Cuốn sách với 3 nội dung chính: Những vấn đề lý luận; Kinh nghiệm hoạt động thực tiễn; Mô hình bảo tàng hóa di sản văn hóa phi vật thể với tư cách là một “bảo tàng sinh thái” ngay tại cộng đồng, dựa vào cộng đồng, do cộng đồng và vì cộng đồng. Bên cạnh đó, cũng phải kể tới sự hợp tác và hỗ trợ thiết thực từ phía các cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa, các nhà khoa học, các doanh nghiệp kinh doanh ở những lĩnh vực liên quan tới di sản văn hóa. Đây còn là phương thức hữu hiệu để biến di sản văn hóa từ dạng tài nguyên văn hóa thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thúc đẩy phát triển ngành “công nghiệp không khói” của Việt Nam…

                (Trích Lời tựa)

PGS.TS. Đặng Văn Bài

Có thể xem Mục lục sách tại: 

https://bit.ly/Nguyen-Thi-Thu-Trang-Bao-tang-sinh-thai-2021

***

Tìm hiểu thêm về tài liệu, vui lòng liên hệ:

Phòng Giáo dục và Truyền thông, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

SĐT: (+84) 0236 3572 935

Email: gdtt-baotangcham@danang.gov.vn | lib.museumofchamsculpture@gmail.com

Tin cùng chuyên mục

 
 
Loading the player...
 
Đà Nẵng, Việt Nam

 
 
 
Thời gian
Từ 7h30 đến 17h00 tất cả các ngày
Giá vé
60.000 đồng/người/01 lượt tham quan
Địa chỉ
số 02, đường 2 tháng 9, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam
 
Lượt truy cập: 488,396 Hôm qua: 1,097 - Hôm nay: 391 Tuần trước: 3,494 - Tuần này: 1,488 Tháng trước: 52,385 - Tháng này: 32,778 Đang trực tuyến: 29